5 Sai lầm khi đàm phán lương trong doanh nghiệp

Các ứng viên nên ghi nhớ điều này: Khi ngày làm việc gần hết, nhà tuyển dụng luôn có thể nói “không”. Vì vậy, không có lý do gì để bạn

Đàm phán lương là một kỹ năng không hề dễ dàng. Bạn có thể mắc sai lầm và không đạt được mức lương như ý.
1. Đàm phán về lương quá sớm

Sai lầm thường gặp nhất là đề cập tới mức lương quá sớm và xác định luôn một con số cụ thể.

Các ứng viên nên “để dành” việc thỏa thuận lương tới tận cuối quá trình phỏng vấn xin việc.

Lời khuyên dành cho bạn từ Lindsay Olson: Tôi đã nói chuyện với nhà tuyển dụng về yêu cầu mức lương của tôi và tôi sẽ cảm thấy thoải mái nếu được thảo luận trực tiếp.

Nếu không, bạn nên để nhà tuyển dụng biết rằng bạn đang tìm kiếm một mức lương mang tính cạnh tranh đối với các kỹ năng và kinh nghiệm hiện có của bạn.

2. Không thành thật và chính xác khi yêu cầu mức lương

Rất nhiều ứng viên thay đổi mức lương yêu cầu trong suốt quá trình phỏng vấn. Khi họ nhận thấy mình đang trong một cuộc đua tranh và có đôi chút lợi thế, mức lương có thể tăng hơn dự kiến ban đầu.

Công thức tốt nhất dành cho bạn là viết ra giấy, thật chi tiết tất cả các loại thu nhập, tiền lương, thưởng… của bạn trong thời gian làm việc vừa qua để chắc chắn rằng bạn sẽ thu được con số chính xác. Điều này rất quan trọng đối với các nhà quản lý cấp cao với yêu cầu tuyển dụng vị trí phức tạp.

3. Coi mức lương là yếu tố quyết định

Các ứng viên hầu như chỉ tập trung vào mức lương cơ bản như là yếu tố quyết định liệu họ có chấp nhận hay từ chối việc làm đó.

Thực tế, có nhiều yếu tố khác bạn cần quan tâm như chính sách thưởng, điều kiện phát triển nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn, sự hài lòng trong công việc, văn hóa công ty, quy mô ngành kinh doanh và khả năng cân bằng cuộc sống – gia đình.

Rất nhiều các yếu tố này không được thỏa mãn một cách trọn vẹn nhưng chúng có thể tác động, thậm chí làm tan vỡ tinh thần và tình cảm lâu dài dành cho công việc của bạn.

4. Quá coi trọng mục tiêu tài chính

Sai lầm lớn nhất mà các ứng viên mắc phải là việc họ tin rằng họ sẽ nhận được mức tăng lương hấp dẫn vì họ đang chuyển sang một công việc mới, vị trí mới. Điều này đúng trong nhiều trường hợp nhưng thực tế là cơ hội nghề nghiệp mới không phải lúc nào cũng gắn liền với thu nhập cao hơn.

Đừng để tiền bạc là ưu tiên lớn nhất của bạn. Tìm kiếm một vị trí phù hợp với bạn nhất và bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng mục tiêu nghề nghiệp chứ không phải mục tiêu tài chính.

5. Không tiết lộ các chi tiết khi đàm phán lương

Các ứng viên nên ghi nhớ điều này: Khi ngày làm việc gần hết, nhà tuyển dụng luôn có thể nói “không”. Vì vậy, không có lý do gì để bạn phải thêm thắt, thay đổi hay che giấu mức lương hiện tại hay trước đó của mình. Nói sự thật ngay từ đầu và bạn sẽ có một cuộc trao đổi thẳng thắn với nhà tuyển dụng.

Hãy để nhà tuyển dụng biết về các phần thưởng, các mức lương liên quan và việc lựa chọn thời gian hết sức quan trọng. Nếu nhà tuyển dụng có ý đánh giá cao bạn, họ sẽ đưa ra mức lương có lợi và cũng sẽ trân trọng sự thành thật của bạn trong suốt quá trình phỏng vấn.

Nếu bạn chỉ tiết lộ các chi tiết về thỏa thuận lương sau khi đã nhận việc sẽ không đem lại lợi ích gì cho mối quan hệ giữa bạn và sếp.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *