Làm gì khi cuộc phỏng vấn có những khoảng lặng

KHÔNG NÊN sử sụng thời gian để nói về ngày tháng, các công việc trước cũng như những thông tin đã có sẵn trong CV trừ khi người hỏi bạn.

Bạn đang tham dự một cuộc họp hay một cuộc phỏng vấn, bạn vừa trả lời một câu hỏi khó, hoặc nói một vài điểm quan trọng nào đó, nhưng mọi người trong phòng đều im lặng. Bạn chờ một ý kiến, một lời phản bác, nhưng dường như bầu không khí vẫn lặng thinh. Bạn sẽ làm gì?
Hầu hết mọi người trong trường hợp này đều cảm thấy rất sợ và lo lắng. Họ thường làm bất cứ điều gì đó để kết thúc sự im lặng này và họ bắt đầu diễn giải chi tiết, tỉ mỉ vấn đề mình vừa nói nhưng kết quả lại trái ngược những gì mà họ mong đợi. Bởi vì những thông tin mà họ đưa ra thực sự là không cần thiết và thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến cuộc phỏng vấn.

Như câu chuyện của một người đi sau. Khi người phỏng vấn hỏi: “Nếu anh trúng sổ số được 10.000 USD thì anh có làm việc cho công ty nữa không?” Anh ta trả lời: “Có. Bởi vì tôi yêu công việc này”. Anh ta nghĩ rằng đó là một câu trả lời chân thực và cũng là câu trả lời tốt nhất nhưng sau đó, người phỏng vấn nhìn chằm chằm vào mặt anh ta và tỏ thái độ nghi ngờ. Một lúc sau, anh ta cảm thấy sợ và bắt đầu thay đổi câu trả lời… Kết quả là ứng viên đó đã không được tuyển dụng.

Bất cứ khi nào bạn bối rối trước sự im lặng, chiến lược tốt nhất đó là hãy vứt bỏ cảm giác sợ hãi. Nhớ rằng, một số người phỏng vấn thường sử dụng sự im lặng như là một cách để xem xem phản ứng của bạn như thế nào dưới những áp lực. Và nếu bạn gặp phải tình huống đó, hãy giữ bình tĩnh, im lặng một lúc và sau đó hỏi thật lịch sự, nhã nhặn: “Tôi có cần phải bổ sung thêm điều gì nữa không?”

Biết rằng nói cái gì là quan trọng. Nhưng biết khi nào ngừng lại cũng rất cần thiết. Vì thế, cần nhớ:

NÊN chuẩn bị trước ở nhà các câu hỏi có khả năng sẽ được hỏi trong buổi phỏng vấn và tập trả lời thật ngắn gọn và thuyết phục (khoảng hai phút hoặc ít hơn).

KHÔNG NÊN sử sụng thời gian để nói về ngày tháng, các công việc trước cũng như những thông tin đã có sẵn trong CV trừ khi người phỏng vấn hỏi bạn.

NÊN tạm ngừng trước mỗi câu trả lời khó để tập trung suy nghĩ. Điều đó không chỉ giúp bạn sắp sếp lại những điều mình cần nói mà còn để bạn xuất hiện không quá cứng nhắc.

NÊN chú ý đến các cử chỉ, lời nói của những người trong phòng để bạn có những cách ứng xử thích hợp.

NÊN mang các tài liệu hoặc các bản dự án đã hoàn thành, những kết quả đạt được của bạn để cung cấp cho người phỏng vấn khi cần.

Khi cuộc phỏng vấn có những khoảng lặng, nhớ rằng nói nhiều không phải là cách hay, hãy suy nghĩ thật kỹ và nói những điều thích hợp và sau đó ngừng lại khi cần thiết.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *