Những nguyên nhân khiến bạn lương không cao

“Tức giận sẽ là động lực tốt. Đó là sự cân bằng tuyệt vời đối với sự sợ hãi”, Donovan nói.

Theo một cuộc khảo sát của Salary.com, chỉ có vỏn vẹn 12% số người được hỏi đàm phán lương sau đánh giá năng lực. 44% nói rằng họ không bao giờ đề cập chuyện tăng lương. Và có vẻ như chúng ta đang bỏ lỡ cơ hội của mình.
Đến tận ngày nay, trong môi trường làm việc, tiền và tiền lương vẫn là chủ đề cấm kỵ. Bạn thường được khuyến khích giữ im lặng hơn là đưa ra ý kiến. Tuy nhiên về lau dài thì chính bạn đang hạn chế “miếng cơm” của mình.
Để giải quyết các rào cản sự nghiệp này, trước tiên bạn phải xác định những điều khiến bạn cảm thấy lo lắng.

Savings

1. Lo rằng mình không xứng đáng

Chúng ta đều biết ít nhất một đồng nghiệp quá tự tin và luôn nghĩ mình là “con cưng” của công ty. Nhưng những người này thực sự rất ít.
“Nhân viên đánh giá thấp bản thân mới là hình mẫu chủ yếu bạn hay gặp ở văn phòng”, Shaelyn Pham – nhà tâm lý học và là tác giả của the Joy of Me cho biết: “Họ không tin rằng đóng góp của họ giá trị hơn những người khác, và vì thế họ ngại đề nghị tăng lương.”
Có một từ chuyên môn dành cho tình trạng này, đó là “Hội chứng kẻ mạo danh”. Chúng ta sợ bản thân không tài năng, thông minh, hoặc xứng đáng như những gì người khác đánh giá. Kết quả là, thăng chức hoặc tăng lương được xem như là “món quà may mắn” từ ông chủ.

2. Sợ bị từ chối

Khi bạn yêu cầu điều gì đó, bạn sẽ phải đối mặt với khả năng bị từ chối. Và điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải đối mặt với sự bối rối, xấu hổ.
Nhưng điều bạn cần nhớ là, lần đầu bị từ chối thì chưa chắc lần sau cũng như vậy. Đây là môi trường kinh doanh, nơi mà mọi thứ đều có cơ hội được đưa ra thương lượng.
“Phản ứng đầu tiên của các sếp thường là không. Vì vậy, nếu bạn lùi bước ngay sau khi bị từ chối, bạn sẽ không bao giờ được tăng lương.” – Katie Donovan – nhà sáng lập của công ty Tư vấn Equal Pay Negotiations nói.
Việc đàm phán luôn bắt đầu với một yêu cầu bị từ chối. Vì vậy, hãy sẵn sàng cho ít nhất một lần nói “Không”.

3. Sợ đàm phán

Trừ phi bạn là luật sư hoặc một nhân viên bán hàng dày dặn, hầu hết chúng ta không ai muốn tham gia vào 1 cuộc mặc cả để được trả tiền nhiều hơn.
Thực tế, 22% số người được hỏi trong cuộc khảo sát của Salary.com đã không yêu cầu tăng lương vì họ cảm thấy họ thiếu những kỹ năng cần thiết để đàm phán, trong khi 18% chỉ đơn giản là thấy quá trình này “vốn đã khó chịu”
Nhưng Donovan cung cấp số liệu thống kê ở Mỹ cho thấy: “Ước tính những người chịu thương lượng lương sẽ kiếm được nhiều hơn 1 triệu đô trong suốt sự nghiệp của họ. Trung bình là 20.000 USD /năm nếu bạn làm việc trong 45 năm.”
Tiền lương và năng suất làm việc luôn phải đi đôi với nhau.

4. Sợ mất việc

“Bị trả lương thấp còn hơn là không có việc.” Đây có lẽ là lý do nhiều người đưa ra để tránh việc xin tăng lương. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có những dấu hiệu sáng sủa thì bạn nên cảm thấy tự tin hơn.
Người ta vẫn cho rằng, nếu thương lượng lương không thành, hoặc đưa vấn đề này ra thì sẽ bị sa thải. Ông chủ nào cũng thích nhân công giá rẻ, nhưng không hẳn như vậy.
Donovan khẳng định, nếu bạn có một công việc yêu cầu những kỹ năng đặc biệt thì việc công ty để mất bạn sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
Chi phí thuê lao động cũng đã tăng lên từ 1,5 -3 lần so với vài năm trước đây. Thế nên, nếu ong chủ có tầm nhìn, họ sẽ tính toán được thiệt hơn.
Để vượt qua những nỗi sợ hãi, củng cố tinh thần để bước vào đàm phán, bạn cần tự nhủ mình đã và đang đem đến những giá trị nhất định cho công ty và xứng đáng để được trả nhiều hơn.
“Tức giận sẽ là động lực tốt. Đó là sự cân bằng tuyệt vời đối với sự sợ hãi”, Donovan nói.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *